Trong những ngày Tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả khi hướng về Thủ đô Hà Nội, hướng về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - trái tim của cả nước với tấm lòng trân trọng, biết ơn và thành kính. Đã 55 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng sự nghiệp và tư tưởng, tấm gương đạo đức vĩ đại, sáng ngời của Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trường tồn theo thời gian, mãi mãi tỏa sáng trong hành trình phát triển của nhân dân ta và nhân loại tiến bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh(Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên Nguyễn Tất Thành, Hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc…)sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra ở thời điểm đất nước chịu cảnh thuộc địa, chứng kiến sự thất bạitrên con đường giải phóng dân tộc của các vị yêu nước tiền bối và cảnh đời nô lệ của người dân mất nước, dưới ách thực dân Pháp tàn bạo. Ngày 5/6/1911 người thanh niên ưu tú của dân tộc Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc với tên gọi mới là Văn Ba,Người đãlên tàu La - tu - sơ - tơ - rê - vin rời bến cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ, Anh, Pháp... Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930 Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt động: thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ... Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Từ ngày 06/1 đến ngày 07/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc),Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1945, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốcvẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Khuổi Nặm (Pắc Bó,CaoBằng). Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốcbắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Tháng 12/1944, HồChí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
  Từ năm 1945 đến 1954 Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh,nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủnăm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  Từ năm 1954 đến năm 1969, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Nhưng đế quốc Mỹ đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống xâm lược mới. Tháng 10 /1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

 Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua những nội dung như: Một là, trung với nước, hiếu với dân: đây là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Hai là, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bốn là, có tinh thần quốc tế trong sáng

 Phong cách Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Nhữngnội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh bao gồm: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt.

  Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với sự phát triển bùng nổ của Internet, các mạng xã hội toàn cầu và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường; các thế lực thù địch, phản động có những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 Tuy Bác đã đi xa, nhưng mỗi người dân Việt Nam, bạn bè của nhân dân Việt Nam đều cùng chung một tình cảm: Bác Hồ không mất. Bác Hồ vẫn đời đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè khắp nơi. Vì vậy, vẫn như có Bác Hồ, hằng năm tới dịp tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam, và cả bạn bè năm châu vẫn nô nức tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ. Ôn lại những bài học quý giá, những việc làm trong sáng của Người trong dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người, sẽ là dịp chúng ta soi chung tấm gương lớn, gương mẫu; học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.

 Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 – 19/5/2024), phát huy những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh thời đại, cán bộ và nhân dân thị xã Hồng Lĩnh quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc vận động tiếp tục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", phát huy cao độ truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 4.744.555
    Online: 47
    ipv6 ready