CÔNG ĐIỆN

Về việc chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và tình hình mưa, lũ trên địa bàn thị xã

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ, điện:

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn;

- Các thành viên BCH PCTT&TKCN thị xã;

- Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Bắc Hà Tĩnh;

- Công ty CP Môi trường Đô thị Hồng Lĩnh;

- Chủ tịch UBND các phường, xã;

- Trung tâm Văn hóa - Truyền thông thị xã.

 

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (17/9), áp thấp nhiệt đới đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, hồi 13 giờ, Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 đến 48 giờ tới, cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11; bão có thể ảnh hưởng đến vùng biển và đất liền khu vực Trung Bộ, Hà Tĩnh nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 21/9, khu vực Hà Tĩnh có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100 - 300mm, có nơi trên 500mm, nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các khu vực trũng, thấp; mưa với cường độ lớn trong thời gian ngắn gây ngập úng ở các khu đô thị, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Thực hiện Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp thị xã khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Chủ tịch UBND các phường, xã:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão khi vào biển Đông, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho nhân dân.

- Kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chổ”, chủ động dự trữ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm... ở những vùng thường xuyên bị chia cắt, khó khăn trong việc đi lại những tháng mùa mưa, lũ năm 2024.

- Tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công.

- Tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh có hiệu quả. Tổ chức rà soát, thống kê các hộ già cả, neo đơn, hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xẩy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ lưu các hồ, đập để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu khi có thiên tai xảy ra.  

2. Công an thị xã: Chủ động phương án điều tiết giao thông, cảnh báo tại các tuyến đường, cầu, cống thường xẩy ra ngập lụt cục bộ để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông an toàn; sẵn sàng huy động lực lượng cán bộ, chiến sỹ giúp dân phòng chống bão lụt khi có lệnh.

3. Ban quản lý dự án các công trình xây dựng thị xã: Chỉ đạo các nhà thầu thi công thường xuyên theo dõi, tuần tra, bảo vệ công trình đang thi công, đặt các biển cảnh báo, có biện pháp phòng chống (xói lỡ,..vv…) các công trình; đồng thời cử cán bộ kỹ thuật để trực tiếp kiểm tra các công trình trên địa bàn để có phương án xử lý kịp thời khi có mưa lũ, nhất là các công trình trọng điểm như: Nhà Văn hóa các TDP (Thôn), Kè Bình Lạng (giai đoạn: 2, 3), Hồ Đại rai, Kè chống sạt lỡ thượng lưu cống Trung Lương, đường Nguyễn Thiếp ...

4. Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh: Chủ động tiêu thoát nước vùng đệm, vận hành cống Trung Lương để điều tiết nước đảm bảo hợp lý; tổ chức kiểm tra và trực 24h/24h để triển khai phương án đảm an toàn cho các hồ đập và các điểm xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao; thực hiện vận hành xã lũ theo đúng quy trình đã được phê duyệt.

5. Trung tâm Văn hóa - Truyền thông thị xã: Thường xuyên cập nhật, tăng thời lượng đưa tin, phát thanh để thông báo diễn biến của mưa bão cho các địa phương, cơ quan đơn vị trên địa bàn và Nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.

6. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hồng Lĩnh: Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống điện đô thị, đèn trang trí, cây xanh đô thị, hệ thống mương thoát nước... để chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ cơ sở, vật chất của đơn vị; thực hiện kiểm tra, cắt tỉa cành cây trên các trục đường để đảm bảo an toàn trong phòng, chống mưa, bão.

7.  Tổ chức lực lượng trực ban 24h/24h tại các cơ quan, đơn vị để chủ động xử lý các tình huống có thể xẩy ra, kịp thời báo cáo UBND thị xã và Ban chỉ huy PCTT và TKCN thị xã để chỉ đạo.

8. Giao Văn phòng Thường trực BCH-PCTT và TKCN thị xã: Theo dõi tình hình, diễn biến của mưa bão và đôn đốc các cơ quan, đơn vị việc triển khai, thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo UBND thị xã những vấn đề đột xuất, phát sinh.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Huy Hùng

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 4.142.999
    Online: 61
    ipv6 ready