Sáng 5/10, UBND phường Đậu Liêu tổ chức Lễ ra mắt mô hình điểm "Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu" tại khu TDP 7.
Đến dự có đại diện phòng Tư pháp thị xã; các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; Bí thư, Tổ trưởng các TDP trên địa bàn.
Đồng chí Trần Thị Kiều Khánh - Phó Chủ tịch UBND phường Đậu Liêu thông qua quyết định thành lập Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu tại TDP7
Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu" tại TDP 7 phường Đậu Liêu được thành lập gồm 7 thành viên với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải và các hòa giải viên, góp phần phát hiện kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành công trên 80% trở lên. "Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu" hoạt động đúng quy định của pháp luật. Phạm vi hòa giải được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống pháp lý cơ sở như: mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, vợ chồng; các tranh chấp dân sự phát sinh trong mỗi gia đình và giữa các hộ dân với nhau; các vụ việc vi phạm pháp luật nhỏ…
Lãnh đạo thị xã và phường tặng hoa chúc mừng Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu TDP7
Đồng chí Trần Xuân Thắng, Trưởng phòng Tư pháp phát biểu tại lễ ra mắt...
Chủ tịch UBND phường Đậu Liêu Thái Lương phát biểu giao nhiệm vụ cho Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu TDP7
Thông qua hoạt động của "Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu" nhằm góp phần xử lý tốt những vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở, hạn chế những tranh chấp nhỏ phát sinh trong cộng đồng dân cư, đơn thư, khiếu nại vượt cấp nhằm giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội trong Tổ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, gắn kết tình làng, nghĩa xóm.
“Xác định hòa giải ở cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả ngay từ khi mâu thuẫn mới phát sinh. Bởi hòa giải thành sẽ hàn gắn tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. Do đó, hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì lẽ đó hòa giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một phương thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực, nhằm giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư; hướng tới xây dựng một xã hội đồng thuận, đoàn kết”./