Sau khi nắm bắt các nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chủ động ứng phó với siêu bão Noru cũng như của lãnh đạo tỉnh, tại điểm cầu thị xã Hồng Lĩnh, Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Huy Hùng đã có những chỉ đạo cụ thể đối với các phòng, ngành, đơn vị, địa phương để ứng phó với siêu bão gần biển Đông.
Các đại biểu tham dự điểm cầu Hà Tĩnh (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Cụ thể, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông thị xã thường xuyên cập nhật, tăng thời lượng đưa tin, phát thanh để thông báo diễn biến của mưa bão cho các địa phương, cơ quan đơn vị trên địa bàn và Nhân dân biết để chủ động phòng, tránh. Chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Các phường, xã, cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, bổ sung ngay các phương án PCTT và TKCN cụ thể, sẵn sàng huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai.
Hướng di chuyển của bão Noru
Nắm chắc tình hình quân số, nhân lực, phương tiện, vật tư phòng chống lụt bão để sẵn sàng huy động khi cần thiết; đặc biệt đảm bảo đúng yêu cầu phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở vùng ngập lụt khi có lệnh; đặc biệt là các địa phương: Thuận Lộc, Đức Thuận, Trung Lương. Tổ chức kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân ở những vùng thấp, trũng, những vùng thường xuyên bị ngập lụt cất giữ, kê kích và bảo quản tốt tài sản, tránh hư hỏng làm thiệt hại đến kinh tế của người dân;
Thường xuyên theo dõi diễn biến nước sông, kênh, các hồ ao, mô hình nuôi trồng thuỷ sản, kênh mương, cầu cống; các vị trí nước đọng lại trên đường để không gây ngập úng; chủ động khơi thông cống rãnh, phát quang cây cối tránh đổ ngã đường dây điện thoại, dây điện chiếu sáng; tổ chức kiểm tra và nhắc nhở, vận động nhân dân thu gom các vật dụng trên các trục đường để cất giữ tránh mưa to làm hư hỏng, đảm bảo giao thông cho người và phương tiện qua lại được thuận tiện.
Tổ chức cắt tỉa các cây xanh nhằm tránh ảnh hưởng đến đường dây điện tại các tuyến đường trục chính thị xã
Chủ động khắc phục, sữa chữa kịp thời hệ thống đường dây truyền thanh; tổ chức tháo dỡ các panô, áp phích, băng rôn,… huy động lực lượng và vận động Nhân dân cắt tỉa, chống đỡ cây xanh tại các trục đường do địa phương quản lý, trong khu dân cư đề phòng mưa, bão làm hư hỏng.
Riêng đối với UBND phường Nam Hồng khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc, giúp đỡ người dân tranh thủ thời thiết tổ chức thu hoạch nhanh gọn lúa Hè Thu 2022 đối với các diện tích còn lại với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ dân phố huy động máy móc, nhân lực chủ động khơi thông dòng chảy tránh tình trạng ngập úng nhằm giảm thiểu thiệt hại lúa Hè thu do mưa lũ gây ra.
Công an thị xã chủ động phương án điều tiết giao thông, cảnh báo tại các tuyến đường thường xẩy ra ngập lụt cục bộ để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông an toàn; sẵn sàng huy động lực lượng cán bộ, chiến sỹ giúp dân phòng chống bão lụt khi có lệnh.
Ban quản lý dự án các công trình xây dựng Thị xã chỉ đạo các nhà thầu thi công thường xuyên theo dõi, tuần tra, bảo vệ công trình đang thi công có biện pháp phòng chống (xói lỡ,…), đồng thời cử cán bộ kỹ thuật để trực tiếp kiểm tra các công trình trên địa bàn để có phương án xử lý kịp thời khi có mưa lũ. Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh chủ động tiêu thoát nước đệm, vận hành cống Trung Lương để điều tiết nước đảm bảo hợp lý; tổ chức kiểm tra và trực 24h/24h để triển khai phương án đảm an toàn cho các hồ đập và các điểm xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao; thực hiện vận hành xã lũ theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Công ty CPMT Đô thị Hồng Lĩnh bố trí, huy động và phân công nhân lực, phương tiện để kiểm tra cắt tỉa, chằng chống hệ thống cây xanh đô thị; khơi thông hệ thống mương tiêu thoát nước tại các tuyến đường do mưa lớn gây ra trên địa bàn;
Hình ảnh tại hội nghị trực tuyến về triển khai phương án phòng chống bão Noru (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Các địa phương, cơ quan, đơn vị huy động lực lượng giằng chống nhà cửa, trường học, các công trình công cộng, phát quang hành lưới điện, an toàn giao thông đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân và các công trình phúc lợi. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên giữ thông tin liên lạc và cập nhật tình hình mưa bão ở các địa phương về Ban chỉ huy phòng chống TT&TKCN thị xã. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng phó khi có yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ theo phương châm 4 tại chỗ, hạn chế đến mức thiệt hại về Người, tài sản của Nhà nước và nhân dân do mưa bão gây ra./.