Ngày 05/11/2020, UBND thị xã Hồng Lĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về việc triển khai tổ chức Lễ hội Đền Cả năm 2020. Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động VHVN, TDTT năm 2020 đã đề ra từ đầu năm và để góp phần bảo tồn, phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Di tích Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười nằm tại TDP Hầu Đền phường Trung Lương

    Theo kế hoạch, thời gian các hoạt động Lễ hội được diễn ra từ ngày 18/11 đến ngày 24/11/2020 (tức là từ 04/10 đến ngày 10/10 - Âm lịch).

     Phần nghi lễ Nhà nước, bao gồm: Khai lễ (gồm các nghi thức hành chính); lễ rước bộ, lễ tế và dâng hương tổ chức vào 22/11/2020 (Tức là ngày 08/10 - Âm lịch). Địa điểm Không gian chính của Lễ hội sẽ được diễn ra trong khuôn viên Di tích Đền Cả, thuộc tổ dân phố Hầu Đền, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Quy mô tổ chức cấp Thị xã.

Liên hoan tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của Người Việt toàn tỉnh mở rộng là một hoạt động không thể thiếu tại Lễ hội

    Theo đó, nội dung lễ hội, bao gồm các nội dung chính: Tổ chức Liên hoan tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của Người Việt toàn tỉnh mở rộng năm 2020; Tổ lễ rước nước và lễ nghinh thánh;  Tổ chức cuộc thi gói bánh chưng dâng thánh; Lễ khai hội, lễ bế mạc Liên hoan, lễ dâng hương; Lễ Hầu tạ; Lễ tế dân gian.

    Nội dung cụ thể trong các ngày: Từ ngày 18 đến ngày 20/11/2020 (tức ngày 04/10 đến ngày 06/10 - ÂL): Tổ chức Liên hoan tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của Người Việt toàn tỉnh mở rộng;  Ngày 21/11/2020 (tức ngày 07/10 - Âm lịch) Ban Tổ chức phối hợp với Ban quản lý Di tích và Thủ nhang Đền Cả tổ chức các nội dung, bao gồm: Tổ chức lễ rước nước, Hội thi gói bánh chưng dâng thánh của Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Nông dân thị xã;  Ngày 22/11/2020 (tức ngày 08/10 - Âm lịch): Văn nghệ chào mừng, Hầu đồng, hát văn biểu diễn. Diễn văn khai mạc và giới thiệu đại biểu; khởi trống, chiêng vào hội, lễ phụng nghinh thánh (rước bộ).  Tối ngày 22/11/2020 (tức ngày 08/10 - Âm lịch) tổ chức lễ hầu tạ; Ngày 24/11/2020 (tức ngày 10/10 - Âm lịch): Lễ tế dân gian - Cung đường rước nước: Tổ chức lễ rước nước trên sông Minh; cung đường: Xuất phát từ bến Đền Cả đến bến đền Chợ Củi của huyện Nghi Xuân thì vòng lại. - Cung đường tổ chức rước phụng nghinh Thánh (rước bộ): Xuất phát từ Đền Cả đi dọc theo đường sông Minh, vòng theo đường Tiên Sơn, cắt qua đường trước UBND phường Trung Lương về đường Đào Tấn để về Đền.

Lễ rước phụng nghinh Thánh tại Lễ hội Đền Cả năm 2019

     Lễ hội Đền Cả nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là bảo tồn các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống trên địa bàn. - Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của thị xã Hồng Lĩnh sau hơn 28 năm xây dựng và trưởng thành, qua đây nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.

     Để lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, tiết kiệm, thuần túy tín ngưỡng dân gian, đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, Ban tổ chức Lễ hội yêu cầu  phần Lễ phải trang trọng, nghiêm túc theo đúng phong tục, tập quán tốt đẹp tại địa phương. Phần Hội được tổ tức vui tươi, lành mạnh đảm bảo đúng quy định, nhất là Chỉ thị số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 31 của UBND tỉnh, Kế hoạch số 36 của UBND thị xã về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và đón nhận các danh hiệu thi đua./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 3.358.489
    Online: 54