Ngày 15/5/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 21/2017/QĐ UBND Quy định quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.  Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/5/2017 và thay thế Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 06/6/2016 của UBND tỉnh phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho UBND cấp huyện quản lý.

(Bấm vào đây để xem toàn văn Quyết định 21)

Quyết định này có 03 chương, 13 điều, ngoài chương quy định chung, quy định về trách nhiệm quản l‎í nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm, khen thưởng và tổ chức thực hiện. Theo đó, Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý về ATTP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

(Ảnh minh họa)

Về trách nhiệm quản l‎í nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh quy định nhiệm vụ cụ thể của Sở Y tế với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về ATTP trên toàn tỉnh; quản lý thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp, Quyết định 21 cũng quy định trách nhiệm cụ thể các các sở, ban, ngành liên quan và các đoàn thể cấp tỉnh. Về trách nhiệm QLNN của UBND cấp huyện, Quyết định 21 quy định: UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn, cụ thể: Ban hành các đề án, kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP theo thẩm quyền; Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về ATTP trên địa bàn; Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quản lý; Cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn, bao gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận kinh tế trang trại do UBND huyện, thành phố, thị xã cấp và cơ sở quy định tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện, thành phố, thị xã cấp và cơ sở không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện, thành phố, thị xã phố cấp quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có quy mô từ 50 đến dưới 200 suất ăn/lần phục vụ và các bếp ăn tập thể tại các trường học; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chợ hạng 1, hạng 3. UBND cấp huyện thực hiện cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc cơ sở, đồng thời tổ chức giám sát ATTP đối với các lễ hội, hội nghị trên địa bàn do UBND huyện, thành phố, thị xã tổ chức; Chủ trì xây dựng mô hình xã ATTP theo hướng dẫn của các ngành; chủ trì/phối hợp với các ngành xây dựng các mô hình ATTP để nhân rộng trên địa bàn. Thực hiện đôn đốc, hướng dẫn giám sát việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với UBND xã, phường, thị trấn; đồng thời cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh ATTP đối với các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên, địa bàn, phối hợp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Quyết định quy định UBND cấp xã c hịu trách nhiệm trước UBND huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn, cụ thể: Ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP theo thẩm quyền; Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn về ATTP trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp về thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý, bao gồm: Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ quy định tại Chương III của Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện, thành phố, thị xã cấp và cơ sở không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật); cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; buôn bán hàng rong, quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có quy mô dưới 50 suất ăn/lần phục vụ; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, buôn bán hàng rong; Chợ tạm; Hội nghị, lễ hội trên địa bàn do xã tổ chức và các đám hiếu, hỷ diễn ra trên địa bàn.

UBND cấp xã tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết đảm bảo ATTP đối với cơ sở nêu tại Khoản 3 của Điều này theo quy định; sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh để kiểm tra, giám sát ATTP; phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan cấp trên để lấy mẫu, xác định mức độ vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật; Tổ chức thực hiện cấp, thu hồi giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn. Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Về Tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao Sở Y tế, Phòng Y tế giúp Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP và UBND cùng cấp chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn; Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, các sở, ngành liên quan và đề nghị các hội, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý ATTP theo quy định này; UBND các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở phân công, phân cấp tại Quy định này thực hiện phân công cụ thể trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn (Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kinh tế; Kinh tế và hạ tầng) thuộc phạm vi quản lý; UBND xã, phường, thị trấn trên cơ sở phân công, phân cấp tại Quy định này, chỉ đạo trưởng khối phố, thôn, xóm thành lập tổ tự quản, tổ giám sát cộng đồng tại địa phương giúp việc Trạm Y tế để giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm trên địa bàn; Tổ chức, cá nhân quản lý chợ, siêu thị xây dựng Nội quy kiểm soát các loại thực phẩm đưa vào chợ, siêu thị để đảm bảo các loại thực phẩm đưa vào chợ, siêu thị phải có nguồn gốc xuất xứ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ.

Ngoài ra, Quyết định 21 cũng ban hành kèm theo Phụ lục danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm, hàng hóa thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lí của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp & PTNT./.

BẢO PHƯƠNG – BÌNH NGUYÊN (T/H)


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 4.748.666
Online: 47
ipv6 ready