Sáng ngày 14/4, UBND phường Đức Thuận phối hợp với Ban quản lý di tích lịch sử và dòng họ Lê Bá long trọng tổ chức lễ khánh thành nhà thờ cụ Lê Lai Yến, di tích Lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

Nhà thờ cụ Lê Lai Yến tọa lạc tại TDP Thuận Tiến, phường Đức Thuận

Đại biểu dâng hương 

Toàn cảnh buổi lễ khánh thành

Đại biểu tham dự lễ khánh thành

Đến dự có đồng chí Nguyễn Tùng Lĩnh, Trưởng phòng Quảng lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, đồng chí Tôn Quang Ngọc, UVBTV Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND Thị xã, Trưởng đoàn chỉ đạo của BTV Thị ủy tại phường Đức Thuận, các thành viên đoàn chỉ đạo, Lãnh đạo Phòng Văn hóa – Thông tin; Phòng Nội vụ;  Cấp ủy chính quyền phường Đức Thuận; hội đồng gia tộc cùng con cháu dòng họ Lê Bá.

Đồng chí Bùi Thị Doan, Phó Chủ tịch UBND phường Đức Thuận thông qua lịch sử hình thành và báo cáo công tác tu sửa nhà thờ cụ Lê Lai Yến

Cụ Lê Lai Yến tên thường gọi là cụ Thị, sinh năm Ất Mùi 1835, mất năm 1899. Cụ là một người học rộng, đậu 2 khoa tú tài và 1 khoa cử nhân. Làm quan ở 2 đời vua Tự Đức và Thành Thái. Thời vua Tự Đức thứ 23. Đậu tú tài lần thứ nhất vào năm Nhâm Tý 1852, đậu tú tài lần thứ 2 vào năm 1858, đậu cử nhân  vào năm 1870, lúc đó tròn 35 tuổi.

Sau khi đậu cử nhân cụ được bổ dụng làm tri huyện, nhưng do bản tính quá đức độ không phù hợp với việc xử lý các vụ việc hình sự nên cụ đã trả ấn, xin không giữ chức tri huyện và sau đó được cử đi làm huấn đạo tại huyện Tĩnh Gia, sau đổi sang làm giáo thụ Huyện Thọ Xuân,Thanh Hóa. Đến đời vua Tự Đức thứ 27, năm Giáp Tuất, cụ được phong “Hàn lâm viện thị độc, ngụ phẩm triều đình”, cụ đã dốc hết trí tuệ sức lực tâm huyết để phụng sự giáo dục cho đất nước.

Đại diện dòng tộc họ Lê Bá phát biểu cảm ơn

Đến đời vua Thành Thái thứ 11 năm Kỷ Hợi 1899, cụ được phong “Hàn lâm viện thị độc, phụng ngự đại phu, chánh ngũ phẩm”. Sắc bằng hiện còn lưu giữ ở dòng họ ghi lại rằng: “Lê Lai Yến là người tinh thông văn học, tài năng, có thể dùng được, là người có cơ mưu, có hành động có thể giữ gìn về chính trị yên ổn, vững vàng và là người thanh liêm cẩn thận, siêng năng, ngăn xấu hướng tốt, mẫn cán trong công việc , tích góp để nêu gương sáng. Nên nay đặc biệt thăng cho nhận chức Phụng nghị đại phu chánh ngũ phẩm và vẫn giữ chức Giáp thị phủ Thọ Xuân”. Suốt cuộc đời hoạt động ở Thanh Hóa, ngoài việc dạy học cụ còn có biệt tài chữa bệnh cứu người, nên được nhân dân hết sức tôn kính và suy tôn cụ là vị thần sống. Cụ Lê Lai Yến được coi là vị thần đồng, cho đến lúc trăm tuổi ở Thanh Hóa, học sinh đã rước hài cốt về cát táng sau chùa Kênh, nơi mà gia đình xem là gốc sinh ra Lê Lai Yến để các đời con cháu ghi nhớ công ơn, đức độ tài hoa lỗi lạc của cụ. Nhà thờ Lê Lai Yến được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 3396.

Đồng chí Nguyễn Tùng Lĩnh, Trưởng phòng Quảng lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phát biểu chúc mừng 

Nhà thờ được được xây dựng trước năm 1857 đến nay đã gần 170 năm, trải qua thời gian và hai cuộc chiến tranh tàn phá nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo nguyện vọng của con cháu trong dòng họ và đề nghị của chính quyền địa phương các cấp, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch đã có văn bản đồng ý và hỗ trợ một phần kinh phí tu bổ, tôn tạo nhà thờ Lê Lai Yến cùng với sự đóng góp của con cháu dòng họ, vận động xã hội hóa các nguồn hợp pháp, sau hơn 5 tháng thi công đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng.

Lễ cắt băng khánh thành

Công trình được kết cấu hài hòa, chạm khắc tinh xảo bằng gỗ kền gồm nhà  Thượng điện, nhà Bái đường kết cấu theo hình chữ Đinh, kiến trúc theo phong thủy, có giếng trời đậm nét tôn nghiêm. Đây không những là di tích, nơi thờ tự của dòng họ Lê Bá mà còn là công trình văn hóa tâm linh nằm trong chuỗi du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn phường Đức Thuận và thị xã Hồng Lĩnh.  


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 4.690.949
    Online: 35
    ipv6 ready