Chiều 29/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo vệ rừng, PCCCR, công tác PCTT, TKCN năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 và triển khai Đề án sản xuất vụ hè thu năm 2021. Các  đồng chí: Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Văn Việt  - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu thị xã Hồng Lĩnh, đồng chí Tôn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch UBND thị xã chủ trì hội nghị.

    Trong năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 51 điểm phát lửa, trong đó có 14 điểm gây cháy rừng, diện tích rừng bị cháy không có khả năng phục hồi 59,7 ha, tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp vẫn còn xảy ra, đã phát hiện 195 vụ vi phạm, trong đó: Khởi tố hình sự 05 vụ về tội huỷ hoại rừng; nộp ngân sách nhà nước trên 1,1 tỷ đồng. Cũng do thời tiết nắng nóng nên xảy ra …

    Tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp; ngay từ đầu năm đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét,…; giữa năm chịu ảnh hưởng của nhiều đợt nắng nóng gay gắt, những tháng cuối năm chịu ảnh hưởng hoàn lưu của các cơn bão số 2, số 5 đến số 9 và cơn bão số 13. Đặc biệt trận lũ lịch sử xẩy ra từ ngày 15 đến ngày 21/10/2020 gây thiệt hại hết sức nặng về dân sinh, cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh, đây là hiện tượng rất cực đoan, dị thường và bất thường của thời tiết.

    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, thời tiết trong năm 2021 tương đối ổn định hơn so với năm 2020. Tuy nhiên, có thể sẽ xảy ra nắng nóng kéo dài, đe dọa tình hình hạn hán ở diện tích trồng lúa và các cây trồng cạn; nguy cơ cháy rừng tiếp tục tăng cao. Cùng với đó, sản xuất hè thu còn phải đối mặt với nguy cơ bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh vào cuối vụ, gây thiệt hại năng suất các loại cây trồng chủ lực.

    Trên cơ sở cân đối thời vụ, nguồn nước tưới nhằm ứng phó với thời tiết trong vụ hè thu 2020, Sở NN&PTNT bố trí sản xuất hơn 44.000 ha lúa hè thu; 491 ha lúa mùa; 3.766 ha đậu; hơn 1.500 ha ngô lấy hạt; 760 ha ngô sinh khối; rau các loại khoảng trên 2.500 ha... Đặc biệt, phải sử dụng các loại giống ngắn ngày đối với lúa (nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày), gieo cấy kết thúc 10/6; tiếp tục mở rộng các cánh đồng lớn, xây dựng mô hình liên kết với doanh nghiệp. Cây trồng cạn phấn đấu gieo trỉa trước 30/6.

     Kết luận hội nghị, đồng chí Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận biểu dương những kết quả đạt được trong công tác BVR- PCCCR và PCTT - TKCN đồng thời đề nghị trong thời gian tới các cấp các ngành, địa phương đơn vị cần tập tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền  giáo dục và răn đe những hành vi vi phạm nhằm tăng cao công tác bảo vệ rừng trong toàn dân; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất công tác BVR-PCCCR. Quán triệt, phổ biến kiến thức về công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị tốt phương án “4 tại chổ” để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai có hiệu quả từ công tác phòng ngừa, ứng phó đến khắc phục thiệt hại; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.

    Đối với sản xuất Nông nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật, dự báo tình hình thời tiết sát sao để bà con nông dân chủ động cập nhật trong sản xuất và xử lý dịch bệnh. Đặc biệt, cần xây dựng kịch bản sản xuất sát với từng địa phương, từng nguồn nước tưới, đặc biệt là những vùng cuối kênh, vùng khó khăn về nguồn nước; căn cơ về thời vụ, cơ cấu giống, đảm bảo tranh thủ được thời gian thuận lợi nhất của thời tiết. Cùng với đó, tăng cường hơn nữa xây dựng mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, nâng cao giá trị hàng hóa.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 4.791.511
    Online: 18
    ipv6 ready