Ngày 14/12/2018, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đã kí Quyết định số 3788/QĐ UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Theo đó, trong số 12 di tích được công nhận có Đình làng Giao Tác, xã Thuận Lộc.

Theo lịch sử Đảng bộ xã Thuận Lộc và ký ức của các cụ cao niên trong làng thì Đình được làm lại từ đời vua Tự Đức thứ 28, vào năm 1878 thuộc loại cổ kính, chạm trỗ mỹ thuật công phu, làm trên 2 năm" Tự Đức nhị thập bát niên chính nguyệt tạo tác"đến"Tự Đức nhị thập bát niên lục nguyệt thập ngụ nhật"hoàn thành. Do hai hiệp thợ tài làm, trong đó có tổ thợ đến từ làng Thái Yên. Đình có 3 gian, 4 vì bát vận xung quanh. Đình làng Giao Tác không chỉ là nơi thờ cúng còn là địa điểm tôi luyện tinh thần, tập hợp quần chúng hội họp đấu tranh cách mạng, đồng thời cũng là nơi bầu cử chính quyền cách mạng lâm thời. Do đình làng ở trung tâm, sát lũy, chủ yếu là cây mưng um tùm, rậm rạp, địa hình hoạt động bí mật rất thuận lợi, khi bị mật thám bắt bớ dễ thoát thân nên nơi đây được nhiều nghĩa quân và cán bộ Việt Minh chọn làm căn cứ hoạt động. Cuối năm 1885, một toán nghĩa quân Phan Đình Phùng do nghĩa sỹ Nguyễn Trọng Chinh người làng Giao Tác chỉ huy liên lạc từ Nghi Xuân – La Sơn đều ẩn náu ở đây. Nơi đây không chỉ chứng kiến nhiều cuộc diễn thuyết, hội họp, mittinh mà còn là cái nôi cách mạng từ khi Đảng ra đời. Người dân làng Giao tích cực đi đầu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tham gia nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đưa yêu sách đòi giảm sưu thuế …

Đình làng Giao Tác

Đình làng Giao Tác là nơi ra đời và sinh hoạt của Chi bộ Giao Xô Viết. Khi cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị thực dân Pháp dìm trong biển máu, thực dân Pháp và tau sai lập đồn đại điếm, phu đoàn, hội đồng hương biểu, tộc biểu, sục sạo bắt giam 72 cán bộ, đảng viên và những quần chúng hoạt động tích cực trong xã, dùng các hình thức trấn áp, đe dọa, dỡ nhà, tịch ký những gia đình có người là cán bộ chủ chốt tham gia phong trào cách mạng. Thời kỳ các năm 1942-1944, Việt Minh bí mật tập trung ở đình. Cách mạng tháng 8 thành công, đình là nơi bầu cử chính quyền xã Minh Tân cũ, chính quyền công tác tại đình đến năm 1949 mới dời đi chỗ khác. Năm 1960, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Đồng, Giao Tác dỡ đình về Đại Hoàng làm hội quán. Năm 1973, một lần nữa ngôi đình được chuyển đến trụ sở UBND xã Thuận Lộc để làm nhà thờ Bác và nhà truyền thống. Trãi qua hơn 100 năm, đình đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2012, thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng bộ xã đã ra nghị quyết về việc trùng tu tôn tạo đình Giao Tác. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, đoàn thể, đơn vị, sự đóng góp tiền của, công sức, của Nhân dân và con em xã Thuận Lộc đang làm việc trên mọi miền Tổ quốc, năm 2014 ngôi Đình đã được trùng tu tôn tạo và đặt về vị trí cũ tại Thôn Thuận Giang - xã Thuận Lộc với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng.

Đình làng Giao Tác được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng và là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Thuận Lộc bởi đây là công trình lịch sửvăn hóa, cách mạng đang được cấp ủy, chính quyền xã Thuận Lộc lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa nhiều năm nay. Qua đây, góp phần giữ gìn giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc, phát huy truyền thống anh hùng của xã Thuận Lộc như nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân nơi đây./.

BẢO PHƯƠNG – BÌNH NGUYÊN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 3.669.010
Online: 82