Ngày 17/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Những quy định gây khó cho người tham gia BHYT hộ gia đình khi khám bệnh bằng BHYT sẽ được xóa bỏ. Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2018.

Nghị định này có rất nhiều điểm mới như: Bổ sung một số đối tượng tham gia (Thêm đối tượng được NSNN đóng 100%, nhóm do người sử dụng lao động đóng…); quy định tham gia theo hộ gia đình (không bắt buộc tham gia cùng thời điểm); quy định chi tiết hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; bỏ quy định giao quỹ khám chữa bệnh cho cơ sở y tế khám chữa bệnh thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí khám chữa bệnh; bổ sung quy định mới về công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Làm thủ tục thanh toán khám, chữa bệnh (ảnh minh họa)

Theo đó, Nghị định 146 bổ sung đối tượng tham gia BHYT, trong đó thêm các trường hợp được ngân sách nhà nước đóng 100% phí mua thẻ BHYT, bao gồm: dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975; nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thêm nhóm tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), do người sử dụng lao động đóng, gồm: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội; thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; thân nhân của người làm công tác khác trong ngành cơ yếu. Bao gồm: Cha mẹ đẻ, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

Ngoài ra, Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng đã được quy định tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 của Nghị định mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHYT

Liên quan đến quyền lợi BHYT trong một số trường hợp, Nghị định 146 khi có hiệu lực sẽ áp dụng: trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã được hưởng quyền lợi theo quy định.

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo như đi trái tuyến, trừ các trường hợp: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.

Về quyền lợi khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám chữa bệnh không đúng thủ tục thì được thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến khám chữa bệnh thay vì quy định số tiền cụ thể như hiện nay. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam đến nay ước đạt 87% dân số. Tỷ lệ đóng góp quỹ Bảo hiểm y tế trong tổng chi y tế tăng qua các năm, góp phần quan trọng trong tổng nguồn tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, từng bước đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe./.

Lê Thị Nguyệt


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 4.709.542
Online: 54
ipv6 ready