Không chỉ lôi cuốn bởi những truyền thuyết lung linh, Ngàn Hồng còn mê hoặc lòng người trong từng khúc nhạc du dương bởi những gam màu xinh tươi của cuộc sống, là màu xanh hy vọng đã làm xôn xao con tim người lữ khách đa tình. Tôi thích cái điệu nhạc du dương như tiếng theo reo vi vu những bạt ngàn non nước, yêu cái màu xanh rất tình trong bài hát Màu xanh xôn xao của tác giả Đoàn Xuân Bá "Xanh trong không gian màu xanh của núi. Xanh trong mặt hồ Thiên Tượng là màu xanh trong mắt em".

Mây nước hồ Tiên (hồ Thiên Tượng)

Ai đó hỏi "Hỡi núi Hồng núi bao nhiêu tuổi?". Câu hỏi khiến bao người đi tìm lời đáp. Có phải vì thế mà Hồng Lĩnh trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho bao thi nhân mặc khách, có sức hấp dẫn riêng đối với bất kỳ ai đã từng đặt chân đến mảnh đất này. Có người xao xuyến bởi âm thanh vi vu, diệu vợi của tiếng gió thoảng qua từng vách đá cheo leo, có người chìm đắm trong ngút ngàn thông xanh, có lữ khách đê mê trong khung cảnh mây nước hồ tiên mà ngỡ mình lạc vào tiên giới,...

Thị xã dưới chân núi Hồng gối mình trên thảm xanh của núi Hồng Lĩnh. Là ngọn núi nổi tiếng, ẩn chứa bao dấu tích huyền thoại của lịch sử, văn hóa dân tộc. Năm Minh Mệnh thứ 17, Núi Hồng đã được khắc vào Anh Đỉnh, một trong cửu đỉnh được xem là báu bật vô giá của quốc gia. Mỗi đỉnh có 17 cảnh sông, núi, mây, gió, hoa cỏ, cây trái... Hồng Lĩnh được xem là một trong 9 ngọn núi lớn, là một biểu tượng của cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng, Núi Hồng Lĩnh do ông Đùng (còn gọi là ông khổng lồ) đã dày công gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp mà thành. Ông Đùng xếp đuợc 99 hòn, riêng hòn cuối cùng do bị đứt gánh nên một đầu rơi xuống thành núi Ngọc Sơn (ở phường Đức Thuận), một đầu thành Núi Tiên (ở phường Trung Lương). Sau khi gánh đất đắp nên những ngọn núi, ông Đùng moi quặng trong lòng đất luyện thành sắt rồi tụ hội dân quanh vùng thành làng, dạy cho dân làm nghề rèn. Ở Hồng Lĩnh có hai làng rèn nổi tiếng là làng rèn Vân Chàng (Đức Thuận) và làng rèn Minh Lương (Trung Lương). HIện nay, làng rèn Vân Chàng chỉ còn vài gia đình duy trì nghề cổ, lửa rèn chỉ bập bùng trong niềm hoài niệm của người dân còn làng rèn Trung Lương ngày càng phát triển và trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng của thị xã Hồng Lĩnh. Thời nay, người dân Trung Lương vẫn thờ cúng ông Tổ làng rèn là ông Đùng to lớn, oai phong bước ra từ truyền thuyết.

Núi Hồng ôm trong lòng màu xanh của cỏ cây, hoa lá, của những hàng thông thẳng đứng làm nên phí phách của một con người tài hoa kiệt xuất, để rồi nguyện rằng kiếp sau sẽ được hóa thành cây thông đứng hiên ngang giữa trời mà reo. Người đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là "bậc đệ nhất lưu hào kiệt anh hùng" Nguyễn Công Trứ – người con của núi Hồng sông Lam. Đây cũng là nơi mà khi xưa đại thi hào Nguyễn Du "qua lại hát phường", nơi khơi nguồn, nuôi dưỡng những áng thơ, câu văn bất hủ của bao nhà văn, nhà thơ các thời kỳ. Chính Nguyễn Du đã đã từng thừa nhận với bạn văn chương:

Mạc sầu tịch địa vô giai khách

Lam thuỷ, Hồng sơn túc vịnh ngâm

(Nghĩa là: Chớ lo cho tôi ở nơi hẻo lánh không có bạn tốt, sông Lam, núi Hồng có nhiều cảnh đẹp đủ để ngâm vịnh)

Giữa bạt ngàn thông xanh, hồ Thiên Tượng như tấm gương xanh trong phản chiếu cả đất trời quê mẹ một màu xanh yêu thương.Từ ngày Trang Vương mở cõi, qua biết bao thăng trầm dâu bể, với bao nhiêu đổi thay, màu xanh của núi vẫn vẹn nguyên như thuở hồng hoang nhưng dưới chân núi Hồng, thị xã trẻ từ ngày đầu chập chững, phố mới đã vươn mình, dáng dấp của một đô thị trẻ đã hình thành, tràn đầy màu xanh của tuổi 25 căng tràn nhựa sống,"mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!" (thơ Tố Hữu).

Thành lập năm 1992 từ thị trấn Hồng Lĩnh nhỏ bé, Hồng Lĩnh cóvị trígiao thônghết sức thuận lợi, nằm trên trục đường thiên lý Bắc Nam, gần thành phố Vinh, nơi khởi đầu của Quốc lộ 8 nối với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông thương với Lào và Đông Bắc Thái Lan - điểm dừng chân của sự hội tụ hai tuyến đường Nam Bắc - Đông Tây, cóhệ thống đường thủy, bao gồm sông Lam, sông Minh, Kênhnhà Lêthuận lợi cho giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống. Nằm giữa 2đôthị là thành phố Vinh và thành phố Hà Tĩnh cóđiều kiện để pháttriển kinh tế toàn diện, đặc biệt là côngnghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Nơi đây cónguồn tài nguyênphong phú,thuận lợi cho sự pháttriển côngnghiệp, sản xuất vật liệu xâydựng, cónhiều tiềm năng và điều kiện để pháttriển trồng trọt, chăn nuôi, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần nângcao đời sống cho Nhândân. Nguồn nhânlực dồi dào, con người ở đây cótruyền thống chịu khó, cần cù, thôngminh, sángtạo, năng động, nhạy bénvới cơ chế thị trường trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.Hồng Lĩnh nổi danh là một vùng đất sơn thủy hữu tình, với thế núi, hình sông"bao quát càn khôn"và thấm đẫm nhiều vỉa tầng văn hóa. Cùngvới khí thiêngcủa sôngnúinơi này, Hồng Lĩnh đãtrở thành một khônggian huyền thoại, sản sinh ra những người con ưu tú với bao tên tuổi đã đi vào sử sách như Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, Song Trạng: Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy,... là mãnh đất anh hùng, ngời sáng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Thị xã dưới chân núi Hồng

Đi lên từ một thị trấn nhỏ bé với 2 phường, 4 xã, cơ sở vật chất hết sức yếu kém, điểm xuất phát về kinh tế - xã hội rất thấp, đời sống Nhân dân hết sức khó khăn (32% nghèo đói, thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 1 triệu đồng/năm), văn hóa – xã hội còn nhiều vấn đề phức tạp, nhiều điểm nóng về an ninh trật tự ở cơ sở, nhiều vấn đề nổi cộm do lịch sử để lại,... Những khó khăn của buổi ban đầu ấy từng bước được khắc phục nhờ chủ trương thành lập thị xã Hồng Lĩnh, đã kịp thời đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng dân cư dưới chân núi Hồng, ven bờ sông La. Chặng đường phát triển của thị xã Hồng Lĩnh gần 25 năm qua là minh chứng hùng hồn nhất cho tính đúng đắn, kịp thời của quyết định thành lập thị xã. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015 đạt 15,73%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị. Nếu năm 1992, nông lâm nghiệp chiếm 36%, CN-TTCN 26%; thương mại – dịch vụ chiếm 37,7% thì đến năm 2016, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực; giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 2,9% so với 2015; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng, tăng 6,7% so với 2015. Toàn Thị xã có 286 doanh nghiệp và các Chi nhánh văn phòng đại diện, 23 HTX, với tổng số vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh tăng trên 1.800 tỷ đồng. Số doanh nghiệp trực tiếp sản xuất tăng lên hàng năm, nhiều công ty đã vươn ra tỉnh bạn và trở thành đối tác tin cậy trong nhiều dự án lớn. Hệ thống ngân hàng thương mại phát triển nhanh, đến nay có 09 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng và 1 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tăng thu ngân sách. Phong trào chỉnh trang, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị được chú trọng, diện mạo đô thị thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, xã Thuận Lộc là một trong 7 đơn vị đầu tiên hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh vào năm 2013. Đến nay, toàn thị xã có 3 di tích cấp quốc gia, 13 di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh và nhiều đền, chùa, miếu mạo đang được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo để đề nghị các cấp công nhận, khôi phục được 02 lễ hội. Hát sắc bùa tại xã Thuận Lộc đang được các cấp chính quyền quan tâm phục dựng để biểu diễn phục vụ các lễ hội truyền thống. Việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến, đặc biệt Lễ hội Đô đài, Lễ hội Đua thuyền truyền thống, Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm, ý nghĩa thiết thực, thực sự là ngày hội của toàn dân. Các thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng, nâng cấp khang trang. Công tác an sinh xã hội được quan tâm và đạt nhiều kết quả thiết thực. Chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em được quan tâm. Quốc phòng - An ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, củng cố, nâng cao. … Màu xanh huyền thoại, màu xanh của núi và sắc trời mây nước Hồ Tiên trở thành màu xanh của bạt ngàn hy vọng về một tương lai huy hoàng phía trước: năm 2020, Hồng Lĩnh sẽ trở thành thành phố.

Mùa xuân này, về với Hồng Lĩnh, trong tiếng nhạc du dương giữa núi rừng ngập tràn màu xanh xôn xao, thấp thoáng trong tôi hình bóng đoàn quân Trang Vương đi mở cõi, là tiếng vỗ cánh của chim phượng hoàng, tiếng rèn sắt trong bập bùng ánh lửa, là màu xanh trong ánh mắt của cô gái Hồng Lĩnh tuổi đôi mươi đang soi mình bên hồ Thiên Tượng,... Phải đắm say với Hồng Lĩnh thì người nhạc sỹ không chuyên ấy mới phát hiện ra cái màu xanh rất riêng của Hồng Lĩnh. Để rồi mỗi lần được nghe âm điệu du dương của "màu xanh xôn xao", tim tôi lại thổn thức bóng hình của Tổ quốc thiêng liêng, hình ảnh về một dòng sông tràn ngập màu xanh hy vọng, góp phần tô điểm cho đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh lại hiện về:

"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi".

(Nguyễn Khoa Điềm)

BÌNH NGUYÊN - BẢO PHƯƠNG


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 3.339.465
Online: 12