Đối tượng áp dụng xử phạt: Các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí (gọi chung là đơn vị dự toán); các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (gọi chung là chủ đầu tư).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những hành vi bị xử phạt: (được qui định từ Điều 46 đến Điều 51 tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP), cụ thể:
- Hành vi vi phạm quy định về khoản chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao
- Hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
- Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước
- Hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước
- Hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi
- Hành vi vi phạm thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước
Thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước:
a/ Thẩm quyền lập Biên bản xử phạt:
- Công chức KBNN làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN
- Công chức KBNN làm nhiệm vụ Thanh tra các hoạt động nghiệp vụ KBNN, Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc KBNN.
b/ Thẩm quyền ra quyết định xử phạt VPHC:
+ Thanh tra:
- Thanh tra viên chính, công chức KBNN được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;
- Chánh Thanh tra Sở Tài chính;
- Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.
+ Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố.
+ Tổng Giám đốc KBNN.
4/ Hình thức và mức xử phạt:
+ Hình thức:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt bằng tiền.
+ Mức phạt: Tuỳ theo mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, thẩm quyền xử phạt; mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng, cao nhất lên tới 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn có các chế tài yêu cầu khắc phục hậu quả sau khi xử phạt.
Nguyên tắc:
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó.
Sau khi được tập huấn, quán triệt tại KBNN tỉnh, KBNN Hồng Lĩnh đã báo cáo với lãnh đạo địa phương về những chủ trương, nhiệm vụ mới của ngành để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương đối với các chủ đầu tư, các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn. Mặt khác Kho bạc hồng Lĩnh đã có công văn gửi đến các đơn vị để biết về chủ trương mới này cũng như thông tin thêm trong các cuộc họp cán bộ cốt cán toàn thị xã. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện một số chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách còn vi phạm một số nội dung liên quan đến hành vi bị xử phạt, đã được công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi của Kho bạc Hồng Lĩnh nhắc nhở, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Để không ngừng nâng cao ý thức chấp hành các qui định về quản lý, sử dụng NSNN, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính hướng đến một nền tài chính minh bạch, hiệu quả; Kho bạc Nhà nước đã có công văn chỉ đạo về việc tăng cường xử phạt VPHC đối với những hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng NSNN theo qui định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP và Thông tư 54/2014/TT-BTC.
Để hạn chế những sai sót trong quâ trình sử dụng NSNN, các cấp, các ngành cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, tuyên truyền để các đơn vị sử dụng ngân sách (đặc biệt là Thủ trưởng và kế toán trưởng) nắm vững chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được cấp có thẩm quyền ban hành, cũng như các chế độ về thanh toán, thanh toán tạm ứng, cam kết chi theo qui định; tránh để xẩy ra những sai sót đến mức phải áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên./.
Nguyễn Thị Hải - Giám đốc KBNN Hồng Lĩnh