T

Văn phòng HĐND-UBND thị xã trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Văn phòng HĐND-UBND thị xã trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Ngày 05/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Nghị định 37) thay thế Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Nghị định 14) và Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Nghị định 12).

(Bấm vào đây để xem và tải về nội dung Nghị định 37/2014/NĐ-CP)

Nghị định 37 có 4 chương, 14 điều; Nghị định này tiếp tục kế thừa những những quy định còn phù hợp của Nghị định 14 và Nghị định 12 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới như sau:
Về chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng: Điều 6 Nghị định 14 ghi tiêu đề:Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và trách nhiệm của Trưởng phòng, thì tiêu đề của Điều 6 Nghị định 37 ngắn gọn hơn là:Chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng. Ngoài thừa kế quy định: Cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng, Nghị định 37 còn có quy định mới là: theo Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân cấp huyện; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc quy định nguyên tắc làm việc trên nhằm tạo chủ động cho các cơ quan chuyên môn UBND cấp huyện xây dựng quy chế làm việc và thực hiện theo quy chế đó, đồng thời đảm bảo mọi quyết định của cơ quan chuyên môn UBND cấp huyện đều được thực hiện theo quy trình, trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định.
Về Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện,Nghị định 37 quy định cơ bản giống Nghị định 14 về số lượng các phòng chuyên môn(bao gồm 10 phòng: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND (hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân), UBND cấp huyện còn có thể tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính như: Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị (ở các quận; thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng (ở các huyện) hoặc Phòng Dân tộc.)và chức năng của các phòng chuyên môn, bên cạnh đó có một số quy định mới như sau:
Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch:So với Nghị định 14, thì Nghị định 37 có quy định thêm chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực:tài sản.
Đối với Phòng Văn hóa và Thông tin:So với Nghị định 14, thì Nghị định 37 có quy định thêm chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực:Truyền hình; thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại.
Đối với Phòng Y tế: So với Nghị định 14, thì Nghị định 37 bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch hóa gia đình.
Đối với Văn phòng HĐND và UBND(hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức HĐND):So với Nghị định 12 và Nghị định 14, thì Nghị định 37 có quy định thêm nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực:Trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;Thực ra công việc này theo quy định của Quyết định 93/2007/QĐ-TTg về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thìBộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.Tuy nhiên Nghị định 14 chưa quy định, nay quy định bổ sung cho đầy đủ hơn.
Đối với phòng Nội vụ:So với Nghị định 14, thì Nghị định 37 quy định thêm chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:Vị trí việc làm; cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; công tác thanh niên.Quy định thêm như vậy để phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các quy định khác.
Đối với phòng Tư pháp:So với Nghị định 14, thì Nghị định 37 quy định thêm chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:Theo dõi thi hành pháp luật; nuôi con nuôi; bồi thường Nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đây là những quy định mới bổ sung chức năng của Phòng Tư pháp cho phù hợp với quy định hiện hành; việc bổ sung thêm chức năng tham mưu Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhằm lấp đi khoảng trống chức năng này từ trước đến nay chưa giao cho cơ quan nào quản lý.
Nghị định 37 cũng quy định ở các huyện cóphòng Kinh tế hạ tầngthay chophòng Công thươngtrước đây, theo đó quy định bổ sung cho phòng Kinh tế hạ tầng quản lý thêm một số lĩnh vực mới so với Phòng Công thương trước đây là:Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.Như vậy, sự ra đời của Nghị định 37 cơ bản đã quản lý bao quát hết các lĩnh vực cần thiết, khắc phục phần nào tình trạng chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, nhiều văn bản điều chỉnh như các phương tiện thông tin đại chúng lâu nay phản ánh, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước.
Nghị định 37 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2014./.

Tác giả bài viết:Bình Nguyên


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 5.246.328
Online: 84
ipv6 ready