Bùi Cầm Hổ sinh năm 1390 mất năm 1483 Quê xã Đậu Liêu, huyện Thiên Lộc nay là xã Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân từ một người chăn trâu nghèo khổ, lớn lên ra Thăng Long học. Khi đứng ra làm minh chứng cho vụ án "Canh lươn" được nhân dân cho là người có tài, tuy chưa đi thi nhưng triều đình đặc cách trọng dụng. Ông đã từng giữ các chức vụ: Ngự sử Trung thừa, An Vũ sứ Lạng Sơn, thăng Tham tri chính sự, chức Á tướng thờ ba triều vua Lê sơ là: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông.

Thời Lê Thái Tổ, Bùi Cẩm Hổ được xem là một trong hai vị khai quốc công thần và đã được cử làm thái sư dạy học cho con trưởng của Lê Lợi là vua Lê Thái Tông; con gái Bùi Cẩm Hổ cũng được tiến cung trở thành Bùi Quý Phi, vợ của vua Lê Thái Tông, sinh ra cung vương Lê Khắc Xương.

Sau khi Lê Thái Tổ mất, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính cho vua Lê Thái Tông lúc đó mới 11 tuổi, cậy quyền làm nhiều điều trái phép, những ai không hợp ý tìm cách hãm hại. Lê Sát đã cố tiến cử với vua Thái Tông các gian thần như: Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư.(Những nhân vật này từ thời Lê Thái Tông đã có công về phe với Lê Sát để vu cáo Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn nhưng vua Thái Tổ đã có lệnh cấm những người đó tham dự triều chính). Lúc đó Bùi Cấm Hổ và Nguyễn Thiên Tích đã thẳng thắn can vua Thái Tông nên theo lời di huấn của cha. Vua Thái Tông nghe theo, cương quyết giữ phép tắc của Lê Thái Tổ, không phục chức cho mấy người đó.

Vì vậy Lê Sát ghét Bùi Cấm Hổ. Ông bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Thủ đoạn trù dập của Lê Sát là thế ông vẫn không vì thế lấy đó làm điều. Khi Lê Sát phạm tội chuyên quyền, nhà vua ra lệnh chém bêu đầu, ông được triệu về kinh đô làm Ngự sử trung thừa và ông đã can vua không nên áp dụng hình phạt đó đối với một đại thần từng là phụ chính vốn là khai quốc công thần.

Trong việc chọn cộng sự ông cất nhắc trước hết những người trung trực kiên quyết dám nói sự thực bảo vệ lẽ phải. Tiêu biểu là việc tâu xin nhà vua đề bạt Trần Hiển làm Thị Ngự Sử bởi ông nhận thấy thái độ cương trực thẳng thắn của Trần Hiển đã dám dâng sớ tố cáo Lê Hiệu là viên Tổng quản cậy mình có uy quyền cho lấp đoạn sông mà thuyền bè thường qua lại thuận tiện để làm của riêng.

Mùa đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh.

Khi nghỉ về quê ông vẫn chăm lo đồng điền như một lão nông, ông đã cùng dân làng xây một con đập bằng đá chặn dòng khe Vẹt dẫn nước từ núi xuống đủ tưới hàng trăm mẫu ruộng của làng xưa nay vốn bị hạn hán. Ông đã trở thành một trong những vị "tổ sư" ở vùng Nghệ Tĩnh về đắp đào kênh dẫn nước tưới ruộng. Khi ông mất triều đình ghi công và phong Bỉnh quân đại vương, Thượng đẳng phúc thần, đền thờ ông được xây cất ở Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, ngay bên hữu ngạn ngọn khe Vẹt trước chân núi Bạch Tỵ trong dãy núi Hồng nhân dân cả vùng quen gọi là đền Đô Đài: "Tháng Giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích". Đền thờ hiện nay đã được Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Bùi Cầm Hổ với toàn bộ sự nghiệp nhân cách đức độ và phong tiết của ông đã tạo nên tấm gương sáng ngời về đạo lý truyền thống tốt đẹp bằng dấu ấn lịch sử hết sức sâu đậm để lại hậu thế dài lâu không thể phai mờ.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 3.356.892
Online: 48