Hằng năm, khi bước vào mùa hè cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau cho gia đình và cộng đồng. Nhiều vụ việc thương tâm xảy ra ngay tại những địa điểm quen thuộc, gần nhà như ao, hồ, sông, suối, hay thậm chí các vật chứa nước ngay trong gia đình khi thiếu sự giám sát của người lớn. Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn, thiếu kỹ năng bơi lội, xử lý tình huống dưới nước, sự chủ quan của phụ huynh và các yếu tố môi trường nguy hiểm chưa được rào chắn, cảnh báo.

Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an Hà Tĩnh phối hợp với các Trường học trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh tổ chức tuyên truyền phòng chống đối nước

Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng, được xã hội hết sức quan tâm, là vấn đề xảy ra rất nhiều ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em do không có các kỹ năng dưới nước hoặc do tai nạn bất ngờ. Vì vậy cần nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng tránh đuối nước. Trước tình hình cấp bách đó, để tự chủ động phòng ngừa hiệu quả nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho bản thân và mọi người xung quanh, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an Hà Tĩnh khuyến cáo:

I. Khuyến cáo chung về phòng chống đuối nước

1. Không tắm, bơi ở nơi nguy hiểm:

Tránh bơi ở sông sâu, kênh, rạch, hồ nước tự nhiên, đặc biệt nơi không có người giám sát. Không tắm vào buổi trưa nắng gắt hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi.

2. Không bơi khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi kèm:

Trẻ em tuyệt đối không tự ý ra sông, hồ, ao mà không có người lớn đi cùng.  Không chơi đùa gần khu vực có nước (mương, cống, bể nước...).

3. Tham gia học bơi và kỹ năng an toàn dưới nước:

Tổ chức cho trẻ em học bơi từ sớm. Tập huấn kỹ năng xử lý khi gặp người bị đuối nước hoặc khi bản thân gặp sự cố.

4. Trang bị phao cứu sinh và cảnh báo nguy hiểm:

Tại các khu vực gần nước cần có biển cảnh báo, rào chắn và phao cứu sinh. Gia đình có trẻ nhỏ cần đậy kín giếng, bể nước, không để trẻ em chơi gần ao, hồ.

5. Không uống rượu, bia khi tham gia các hoạt động dưới nước:

Rượu bia làm giảm khả năng phản xạ và dễ gây tai nạn.

II. Khuyến cáo khi gặp người bị đuối nước

1. Hô hoán, gọi người hỗ trợ ngay lập tức.

2. Không nhảy xuống cứu nếu không có kỹ năng, hãy sử dụng vật nổi như cây, dây, phao để hỗ trợ.

3. Sau khi đưa lên bờ, nếu người bị đuối nước bất tỉnh, phải sơ cứu đúng cách (hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực nếu cần), gọi cấp cứu 115 ngay.

Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an Hà Tĩnh phối hợp với Trường THPT Hồng Lĩnh tuyên truyền về công tác phòng chống đối nước

III. Đối với nhà trường và địa phương

- Đưa giáo dục phòng chống đuối nước vào tiết học, hoạt động ngoại khóa.

- Kiểm tra, rà soát và cảnh báo những điểm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước.

- Vận động cộng đồng cùng giám sát, nhắc nhở trẻ em.

Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em không phải chỉ của riêng ai, mà là trách nhiệm của toàn xã hội, cần được các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn dân tham gia với những giải pháp đường bộ, có hiệu quả - Vì sự an toàn của con em mình và mọi người./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 5.395.419
    Online: 66
    ipv6 ready