Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng cụ Phan Thị Hồng (tên thường gọi là cụ Nghinh) thôn Thuận Sơn, xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh vẫn nặng lòng với những làn điệu sắc bùa quê hương. Với cụ, đây không chỉ là niềm vui, mà còn là cách “giữ và truyền lửa” cho thế hệ trẻ cũng như gìn giữ nét đẹp văn hóa của quê hương.

Cụ Phan Thị Hồng (cụ Nghinh) mặc dù tuổi cao sức yếu  vẫn miệt màu sáng tác....

 Dù tiếng hát không còn được tròn đầy, ngân vang như thời son sắc nhưng hễ mỗi khi có dịp là cụ Phan Thị Hồng vẫn hát, vẫn miệt mài sáng tác, viết lời cho đội sắc bùa của Thôn, của xã hay cho những ai có nhã ý. Cụ Nghinh tâm sự: “Nguồn đam mê của cụ là hay hò hay hát hay làm thơ, ca vè hò hát từ thủa bé, theo hát sắc bùa từ cha ông. Quen dần rồi tự mày mò sáng tác, đủ các loại chủ đề từ mừng Đảng, đón Xuân, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương…gần đây thì cụ chuyên sáng tác về chủ đề Nông thôn mới. Vui lắm, mong con cháu giữ gìn và phát huy hát sắc bùa”.  

Cụ Nghinh đang truyền và giữ lữa sắc bùa cho các thế hệ người dân Thuận Lộc

 Những làn điệu sắc bùa đã sống cùng người dân bao đời nay và là niềm tự hào của người dân Thuận Lộc. Với cụ Phan Thị Hồng sắc bùa đã thấm sâu vào máu thịt, mặc dù có những giai đoạn bị mai một. Gần 90 tuổi đời Cụ đã viết lời cho hơn 200 tác phẩm với nhiều chủ đề khác nhau và điều cụ luôn đau đáu để cố gắng truyền lửa sắc bùa cho con cháu và người dân trong vùng.

Ông Võ Văn Nghinh - Con trai cụ Phan Thị Hồng phấn khởi nói:  “Thấm nhuần của mẹ, dừ thành như kiểu nghiện rồi, không có năm mô thiếu được hết. dừ già rồi, tuổi cũng đã già rồi nhưng vẫn theo đuổi sáng tác cho đội văn nghệ bài hát sắc bùa. Tôi là con trưởng, cùng anh em và cả ông nữa cứ nói cùng đam mê với cùng công việc của bà, nhiều khi mắc mớ chồng và con đều giúp cho bà hoàn thành cho công tác phục vụ cho quê hương, phục vụ cho xóm làng”

Đội hát sắc bùa Thôn Thuận Sơn, xã Thuận Lộc đi chúc Tết đầu năm ở các gia đình

 “Văn hóa sắc bùa tại thôn Thuận Sơn đang duy trì được đến hiện nay thì cũng nhờ được những người cao tuổi như cụ Nghinh, đã 87 gần 90 tuổi, cụ đang truyền lại, sáng tác cho con cháu và tập luyện cho con cháu. Còn hàng năm con cháu vẫn tiếp tục duy trì, để đi hát sắc bùa vào những ngày đầu xuân năm mới tới các hộ gia đình” Ông: Nguyễn Huy Phận - Thôn Trưởng thôn Thuận Sơn, xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh

Chính quyền địa phương xã Thuận Lộc trong nhiều năm trở lại đây cũng rất tâm huyết và dành nhiều thời gian, vật chất cho việc bảo tồn, phát huy điệu hát độc đáo của quê hương mình. Bằng chứng là một số thanh niên trẻ trong làng có tâm huyết với điệu hát quê hương cũng đã được Cụ truyền lại một số giai điệu, vũ điệu của hát Sắc bùa . Anh Nguyễn Huy Tính - Bí thư Đoàn xã Thuận Lộc, cho biết:

Bản thân rất là thích thú những làn điệu hát sắc bùa này. Phải nói thế hệ cha ông đã truyền đạt, đên bây giờ bản thân đã biết viết, biết hát và sử dụng các nhạc cụ các sắc bùa. Bản thân rất mong muốn tuổi trẻ xã nhà của quê hương tiếp tục phát huy, giữ gìn và nâng tầm hát sắc bùa này”.

Mong muốn của cụ là sắc bùa luôn được cấp ủy, chính quyền xã Thuận Lộc và các thế hệ gìn giữ

“Cấp ủy, chính quyền xác định đây là một nét đẹp riêng của quê hương, phải cố gắng giữ gìn và phát huy nét đẹp này, đó là tiếp tục phối hợp với các cụ cao tuổi để sưu tầm và hướng dẫn cho các thế hệ sau này về sáng tác và cách hát sắc bùa” Ông Phan Văn Sự -  Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh

Sắc bùa ở Thuận Lộc đã từng có những thời “vàng son” trong suốt chiều dài lịch sử và được những người như Cụ Hồng tâm huyết, lưu giữ và truyền lửa cho thế hệ trẻ. Nhưng giờ đây, những làn điệu sắc bùa đang dần mai một và có thể mất đi nếu không được các cấp chính quyền và toàn xã hội quan tâm giữ gìn nét đẹp văn hóa của quê hương./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 4.706.150
    Online: 43
    ipv6 ready