Từ một làng nghề truyền thống từ lâu đời, đến nay Trung Lương đang trên đà phát triển cùng nhịp đập của xã hội với nhiều bước chuyển mình mới mẻ. Điều đáng trân trọng là con em nơi đây đã biết giữ gìn làng nghề truyền thống vừa mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị, đứng vững trên thị trường,được khách hàng tin dùng. Sản phẩm Dao thái, chặt Thanh Hà do anh Nguyễn Trọng Hà ở TDP Tân Miếu, phường Trung Lương đang tham gia chương trình OCOP  và  đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận là một niềm tự hào của làng nghề truyền thống.

    Từ xưa đến nay chưa ai xác định được nghề rèn ở đây có tự bao giờ, chỉ biết rằng nó đã tồn tại trên mảnh đất Trung Lương này từ  rất lâu rồi. Những nghệ nhân Trung Lương truyền nhau câu chuyện rằng, Tổ sư nghề rèn ở đây là ông Đùng. Ông ở trên núi Hồng Lĩnh, thấy dân không có dụng cụ  sản xuất, bèn bới đất lấy sắt, nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà. Từ đó nhiều người trong vùng đến xin học nghề. Ông vui vẻ truyền nghề lại cho dân làng. Những người học được nghề đầu tiên đã lập nên làng rèn Trung Lương. Về sau dân làng nhớ công đức của ông đã đúc tượng lập đền thờ tại Rú Tiên, nằm ngay giữ làng và gọi là đền thờ ông Thánh Thợ. 

Khu di tích Tiên Sơn - Nơi phối thờ Đức Thánh Tổ nghề rèn tại phường Trung Lương

    Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, dưới tác động của kinh tế thị trường và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong khi rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống bị mai một, thậm chí bị thất truyền, nhưng nghề rèn ở Trung Lương vẫn vững vàng đi lên, bởi mỗi người thợ ở đây luôn lấy chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất, để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng.

    Với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha để lại, con em Trung Lương có bí quyết riêng để giữ nghề. Anh Nguyễn Trọng Hà ở TDP Tân Miếu, phường Trung Lương là một điển hình. Để sản xuất kinh doanh phát triển, anh đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng sản xuất, mạnh dạn kêu gọi đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại, tuyển chọn người công nhân có tay nghề cao; lấy chất lượng làm nên thương hiệu về bộ dao thái chặt.

    Cũng giống như bao nghề khác, nghề rèn cũng có sự đòi hỏi tinh tế riêng. Anh Nguyễn Trọng Hà cho biết thêm: “ Để có một sản phẩm tốt, anh Hà và những người thợ rèn không chỉ biết chẻ sắt ra, bỏ thép vào trong rồi rèn. Yếu tố quan trọng nhất là phải biết nhìn vào lửa mà phân biệt được khi nào khối sắt - thép đã đủ hồng thì lấy ra dùng búa đập dính sắt và thép với nhau. Muốn làm được điều này, người thợ không chỉ yêu nghề, mà phải thực sự có năng khiếu về nghề nghiệp. Một khâu nữa không kém phần quan trọng đó là tôi sản phẩm. Đây là công đoạn cuối cùng quyết định chất lượng sản phẩm tốt hay xấu. Cũng chỉ là tôi bằng nước lã như nhau, nhưng tôi già hay non một chút sản phẩm sẽ kém chất lượng, giá trị sẽ không cao. Để có được nước tôi vừa đủ, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của thợ

    Đặc biệt gần đây, cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Trọng Hà có sự hỗ trợ của các loại máy móc như: Máy cắt sắt, máy hàn hơi, hàn điện, búa máy ...nên các công đoạn các phần vất vả hơn, người thợ ở đây chỉ làm các công đoạn như tạo phôi, tạo hình dáng nên sản phẩm bộ dao thái chặt cao cấp Thanh Hà là một sản phẩm chất lượng đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng và được đánh giá là sản phẩm tốt.

    Anh Nguyễn Trọng Hà tâm sự: Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên bình quân mỗi năm cơ sở của anh sản xuất 4.000 bộ sản phẩm; doanh thu 600-700 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

    Ông: Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Để sản phẩm của làng rèn Trung Lương nói chung và bộ sản phẩm dao thái chặt của anh Nguyễn Trọng Hà nói riêng có thương hiệu và đứng vững trên thị trường, Cấp ủy, chính quyền các cấp, các phòng ban ngành liên quan ở thị xã Hồng Lĩnh đã luôn đồng hành, hướng dẫn các thủ tục, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các hộ dân đầu tư vay vốn sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, sản phẩm làng nghề truyền thống Dao thái, chặt Thanh Hà đang tham gia chương trình OCOP đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Điều đó khẳng định sản phẩm của làng nghề Trung Lương đã tạo được thương hiệu riêng vốn có từ bao đời nay”

    Trên thực tế, cách làm thương hiệu của anh Nguyễn Trọng Hà và người dân Trung Lương đã phản ảnh ý thức tự bảo vệ mình của người dân Trung Lương. Tuy nhiên cách làm này còn đơn giản, tự phát chưa đủ tính pháp lý cũng như bảo vệ sản phẩm làng nghề Trung Lương trước nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Để sản phẩm dao thái chặt của làng rèn Trung Lương tiếp tục giữ được tiếng thơm, sức lực của người dân làng nghề không đủ, mà còn cần sự ủng hộ, hỗ trợ từ các cấp, các ngành để ánh lửa làng rèn luôn bừng cháy./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 3.224.391
    Online: 30