Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu là một trong 5 hoạt động giám sát của HĐND. Lấy phiếu tín nhiệmlà việc Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Theo Điều 84, Điều 88 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 63 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND thì HĐND lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND; Chánh Văn phòng HĐND (đối với HĐND cấp tỉnh); Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND.

Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội. Theo đó, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, tức là kỳ họp cuối năm 2018.

HĐND thị xã khóa Vtiến hành lâý phiếu tín nhiệm đối với 11 chức danh do HĐND thị xã bầu tại kỳ họp thứ6 (ngày 23/7/2013)

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân được Nghị quyết cụ thể hóa gồm 9 bước:

1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

3. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.

5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu. Riêng đối với HĐND cấp xã do không thành lập tổ đại biểu HĐND thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực HĐND cấp xã quyết định việc phân chia thành các tổ để các đại biểu HĐND trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

6. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.

9. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm là người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức; người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.

Theo kế hoạch, kỳ họp thứ 7, HĐND thị xã Hồng Lĩnh khóa VI sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 người giữ chức vụ do HĐND thị xã bầu. Trong nhiệm kỳ 2011– 2016, HĐND thị xã đã tổ chức 02 đợt lấy phiếu tín nhiệm (tháng 7năm 2013 và tháng 12/2014), đợt lấy phiếu tín nhiệm gần đây nhất là vào ngày 26/12/2014, kỳ họp thứ 9 HĐND thị xã khóa V.Hiện nay, HĐND thị xã Hồng Lĩnh đã gửi văn bản cho UBMTTQ thị xã để báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm; đồng thời hướng dẫn cho những người thuộc diện lấy phiếu báo cáo và kê khai tài sản thu nhập cá nhân theo quy định. Để làm tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm, việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục; bảo đảm để đại biểu HĐND có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ thận trọng trước khi ghi phiếu đánh giá tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm; kiểm soát tốt tình hình tiếp nhận thông tin, không sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng./.

BÌNH NGUYÊN –BẢO PHƯƠNG


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
 Liên kết website
Thống kê: 4.765.691
Online: 31
ipv6 ready