Ngày 15/10/1949, trên Báo Sự Thật, số 120 đã đăng bài báo "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z. Bài báo được ví là "cương lĩnh dân vận" của Đảng cộng sản Việt Nam bởi nó chứa giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần thiết trong mọi giai đoạn cách mạng. Đồng thời, thể hiện rất rõ tư tưởng trọng dân và tin dân, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và điềuquan trọng nhất, thông qua bài báo, Người đã chỉ ra rõ quy trình và phương pháp dân vận - là căn cứ quan trọng để Đảng ta vận dụng vào thực tiễn phong trào "dân vận khéo" hiện nay.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho". Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.

Ủy ban MTTQ Thị xã và cơ sở trao tiền hỗ trợ cho hộ nghèo làm nhà ở
Người đưa ra quy trình công tác dân vận gồm bốn khâu cơ bản, đó là: Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý mình. Giải thích cho dân hiểu:"Trước nhất là phải tìm mọi cáchgiải thíchcho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phảihăng hái làmcho kỳ được".Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồiđộng viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". Và "Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân".Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: "Khi thi hành xong phải cùng với dânkiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".
Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu hiệu"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"mà ngày nay trong công tác vận động quần chúng chúng ta thường đề cập tới.
Với quan điểm"Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân", Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem mình là người phục vụ quần chúng, chịu trách nhiệm trước quần chúng. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện của tệ quan liêu, xa dân, khinh dân, đặc biệt là thói kiêu ngạo"quan cách mạng", ra lệnh, ra oai, "không tin dân" để dẫn đến chỗ "dân không tin" làm hại đến uy tín của Đảng, của Chính phủ. Trong điện gửi các cán bộ chính quyền và đoàn thể miền Nam Trung Bộ năm 1950, Người phê bình:"...Máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo cáo. Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp". Khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng, Nhà nước và mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm giác ngộ, tập hợp, đoàn kết nhân dân lại rồi dẫn đường cho họ đi vào hoạt động cách mạng, nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho dân. Người khẳng định:"Đảng ta là một đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân", theo Người ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đảng ta không còn lợi ích nào khác. Mục đích của Đảng là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, để phục vụ tốt mục đích trên thì Đảng phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước đều là công bọc của nhân dân. Người viết:"Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ cho dân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin tuyệt đối vào Nhân dân, ngay cả khi cách mạng đang ở trong tình thế"ngàn cân treo sợi tóc"Người vẫn một lòng tin tưởng vào nhân dân. Người cho rằng"có dân sẽ có tất cả", "có dân việc gì cũng làm được"và Người thường xuyên động viên nhắc nhở:"chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ". Người dạy cán bộ, đảng viên"Từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hòa cùng nhân dân thì mới hiểu được dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm của dân... Hòa cùng nhân dân còn để giác ngộ, lãnh đạo nhân dân thúc đây xã hội phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhân dân".
Đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và do Nhân dân xây dựng. Nghĩa là phải phát huy tinh thần làm chủ, sáng tạo của dân; Nhân dân phải được tham gia một cách trực tiếp vào công việc quản lý, sản xuất và đời sống của mình; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân thông qua hệ thống chính trị ở cơ sở. Người luôn nhắc nhở"Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân...". "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh" .
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đánh giá: Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh, tình trạng phân hoá giàu nghèo đã trở nên rõ rệt, một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, nhiều bức xúc chưa được giải quyết, quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bị vi phạm; trong khi đó các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; ảnh hưởng xấu đến tâm tư, tình cảm, nhiệt tình của những người chân chính, của nhiều cán bộ đang lăn lộn nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Để làm dân vận tốt, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Những người phụ trách dân vận cần phải vắt óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc". Đó phải là những người luôn "tự mình phải làm gương mẫu, cần, kiệm, liêm chính, để nhân dân noi theo", vì quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức, những người luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Thực tiễn đã chứng minh, ""Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong" .Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong lịch sử dựng nước, giữ nước đều do nhân dân quyết định. Nhà quân sự lỗi lạc, đại văn hào Nguyễn Trãi đã từng nói:"Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết".Đảng ta cũng khẳng định rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và quan điểm "lấy dân làm gốc" trở thành tư tưởng thường trực để lãnh đạo đất nước hơn 80 năm qua"lực lượng của dân rất to, khả năng của dân thật phi thường".Vì thế, trong kháng chiến kiến quốc, muốn thắng lợi được kẻ thù thì phải huy động sức mạnh của toàn dân, biết phát huy tinh thần của nhân dân. Và trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, muốn làm tốt nhiệm vụ chính trị, triển khai các nhiệm vụ thì phải dựa vào dân, thực hiện tốt phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân chính là người cán bộ, đảng viên, bởi chính họ là người đem đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đến với nhân dân, đồng thời cũng là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nên nhấn mạnh: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm đó sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích". Vì vậy, muốn tổ chức công việc tốt, người cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải có năng lực lãnh đạo, khả năng tổ chức thực hiện và nhất định phải quán triệt những nguyên tắc của công tác dân vận - liên hệ mật thiệt với Nhân dân, luôn gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của Nhân dân./.
TRƯỜNG THIỆN