Với vai trò “bà đỡ” cho hộ nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hồng Lĩnh đã thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng khác theo Nghị định số 78/2022/NĐ-CP, tạo đòn bẩy giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Đi lên từ nghề rèn truyền thống Trung Lương, gia đình anh Nguyễn Trọng Hà ở TDP Tân Miếu được vay 60 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để phát triển nghề rèn sản xuất dao và các loại dụng cụ khác phục vụ tiêu dùng. Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay, gia đình anh đã đầu tư thêm máy móc để mở rộng sản xuất. Các sản phẩm dao thái, chặt của cơ sở sản xuất được chế tác từ chính bàn tay của chủ cơ sở có kinh nghiệm 30 năm làm nghề rèn tại làng rèn truyền thống phường Trung Lương, Sản phẩm có độ sắc cao, bền, đẹp, tiện lợi, phù hợp cho đầu bếp các nhà hàng, nội trợ và đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Gia đình anh Nguyễn Trọng Hà - Tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương được vay vốn phát triển sản xuất

Qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn phường Trung Lương đã đạt được những thành tựu quan trọng. Dư nợ đến thời điểm 31/7/2022 đạt 16.817 triệu đồng, trong 20 năm qua đã tạo điều kiện cho 1580 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách.

Nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cao

UBND phường Trung Lương luôn luôn chỉ đạo và triển khai thực hiện các chương trình tín dụng của NHCSXH trên địa bàn phường đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc cho UBND, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH; Chỉ đạo Tổ trưởng Tổ dân phố, phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; có trách nhiệm tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Chỉ đạo Ban giảm nghèo thực hiện điều tra, rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hàng năm trình chủ tịch phê duyệt và gửi danh sách cho NHCSXH để làm căn cứ cho vay. Chỉ đạo các Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV thực hiện đúng hợp đồng uỷ thác, hợp đồng uỷ nhiệm; thực hiện tốt công tác bình xét cho vay đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ. Thường xuyên phối hợp với Ngân hàng CSXH kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác, kiểm tra sử dụng vốn các hộ gia đình vay vốn, đảm bảo nguồn vốn cho vayđúng đối tượng,đúng mục đích xin vay và phát huy hiệu quả cao. Hàng tháng, quý kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách tín dụng tại địa bàn theo chương trình kiểm tra, giám sát của BĐD HĐQT hàng năm, đặc biệt Tổ TK&VV yếu kém có nợ quá hạn cao và chất lượng hoạt động chưa tốt thì thực hiện kiện toàn. Chỉ đạo Tổ TK&VV, tổ trưởng dân phốquản lý chặt chẽ các hộ gia đình vay vốn trên địa bàn phường, thường xuyên rà soát hộ bỏ đi khỏi địa phương 3 tháng trở lên, nếu phát hiện trường hợp hộ gia đình chuyển đi khỏi địa phương phải yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vay NHCSXH trước khi thực hiện các thủ tục di chuyển nơi cư trú, bán, chuyển nhượng tài sản...

Đồng vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần xóa đói giảm nghèo

Ông: Nguyễn Công Lộc - Chủ tịch UBND Phường Trung Lương, cho biết: Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện đối với các hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH trên địa bàn, bố trí vị trí giao dịch, vị trí công khai các hoạt động, cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi tại điểm giao dịch”

Vừa thoát khỏi danh sách hộ nghèo, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, TDP Thuận Hồng, phường Đức Thuận vui mừng không sao kể xiết. Bao nhiêu năm vất vả, xoay xở đủ chiều để lo cho cuộc sống nhưng cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Ấy vậy mà đến khi tham gia vào Tổ tiết kiệm của Hội CCB phường, hai vợ chồng mạnh dạn vay 50 triệu đồng chương trình thoát nghèo để chăn nuôi lợn nái, tu sủa lại chuồng trại.

Mô hình kinh tế của chị Nguyễn Thị Thanh - TDP Thuận Hồng, phường Đức Thuận giúp gia đình chị thoát nghèo

Với phương châm “cho cần câu chứ không cho xâu cá” khi có nguồn phân bổ về tổ tiết kiệm vay, gia đình lại được tổ Tiết kiệm vay vốn bình xét cho vay thêm 100 triệu từ chương trình giải quyết việc làm, phát triển sản xuất thì gia đình chị có thêm điều kiện để bứt phát phát triển kinh tế gia đình mình như mua thêm máy xay xát, sửa sang ki ốt nên từ đó đã giúp cho gia đình ổn định cuộc sống.

Chị: Nguyễn Thị Thanh - TDP Thuận Hồng, phường Đức Thuận, phấn khởi nói:Thoát nghèo là cái mừng, nhưng để không tái nghèo thì chúng tôi cần sự giúp đỡ của chính quyền và đặc biệt là Ngân hàng CSXH. Vốn tín dụng chính sách thực sự là chìa khóa để giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống, con cái được đến trường. Chúng tôi tin tưởng, con đường phía trước ngày càng tươi sang hơn”.

Tại phường Đức Thuận, Hội CCB có tổng dư nợ là 4 tỷ 629 triệu đồng, có 97 hộ vay vốn với 2 tổ tiết kiệm và vay vốn. Theo đó, Hội đã  tích cực tuyền truyền để các hộ dân trên địa bàn nắm bắt được đầy đủ các chính sách và thuận lợi khi tiếp cận nguồn vốn vay, xóa bỏ tâm lý ỷ lại trông chờ, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Quá trình bình xét được công khai, minh bạch, các hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy được hiệu quả sử dụng vốn. Sau khi vay vốn thì tổ chức hội phối hợp để kiểm tra và tiếp tục phối hợp đôn đốc các hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm đầy đủ.

Ngân hàng chính sách xã hội luôn đồng hàng với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Ông: Lê Hải Dương - Phó Chủ tịch Hội CCB phường Đức Thuận, cho biết: Với phương châm “Trao cần câu - không trao con cá”, các hoạt động chính sách xã hội đã tiếp vốn đến tận các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo động lực cho các hộ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. thoát nghèo bền vững. Mỗi một thời kỳ, Nhà nước lại có chính sách hỗ trợ phù hợp, được người dân tin tưởng, ủng hộ, hết mình phát triển nguồn vốn, tăng thu nhập, ổn định kinh tế”

Thực hiện Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Từ tháng 4/2022 đến nay Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hồng Lĩnh đã cho 62 hộ với 110 học sinh, sinh viên vay với số tiền 1,1 tỷ đồng. Gia đình chị Trương Thị Hương ở TDP 5, phường Đậu Liêu là một trong những trường hợp được hỗ trợ mua máy tính cho 2 con để phục vụ học tập.

...góp phần đảm bảo an sinh xã hội

 Chị Trương Thị Hương - TDP 5, phường Đậu Liêu, phấn khởi nói: “Gia đình tôi chủ yếu sản xuất nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, đang có 2 cháu đang ăn học, do dịch COVID-19 không đến trường để học được phải học trực tuyến, được Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét cho vay và được NHCSXH  cho vay số tiền 20 triệu đồng để mua 2 máy tính cho 2 các cháu học thuận tiện cho việc học tập, các cháu phấn khởi, chất lượng học tập tốt. Tôi xin cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có chính sách tín dụng cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến”

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, cơ sở vật chất bị xuống cấp, đồ chơi bị hư hỏng nhưng không đủ kinh phí để tu sửa, mua sắm đồ dùng đồ chơi, không đủ nguồn lực và điều kiện để tiếp tục duy trì hoạt động. Tại địa bàn phường Bắc Hồng có 2 nhóm trẻ đã được tiếp cận và vay vốn, góp phần duy trì tốt công tác dạy và học. Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hồng Lĩnh đã thực hiện giải ngân một cách nhanh chóng để thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc đưa chính sách của nhà nước vào cuộc sống, đúng với kim chỉ nam hoạt động của Ngân hàng là “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Nhóm trẻ Mây trắng ở phường Bắc Hồng đã được tạo điều kiện vay 80 triệu đồng để tu bổ cơ sở vật chất sau mùa dịch để đón 50 cháu để chăm sóc và giáo dục.

Nhóm trẻ Mây trắng ở phường Bắc Hồng đã được tạo điều kiện vay 80 triệu đồng để tu bổ cơ sở vật chất sau mùa dịch để đón 50 cháu để chăm sóc và giáo dục

Bà: Nguyễn Thị Bích Thủy - Chủ nhóm trẻ Mây Trắng, phường Bắc Hồng: Hiện nhóm trẻ đang chăm sóc hơn 50 cháu. Trong năm 202, gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vì thế, ngay khi Ngân hành CSXH thị xã Hồng Lĩnh triển khai gói vay này, nhóm trẻ đã làm thủ tục xin vay. Quá trình làm thủ tục, cán bộ ngân hàng chính sách xã hội đã hướng dẫn tận tình, giải ngân nhanh chóng. Với 80 triệu được vay, nhóm trẻ đã tu sửa lại cơ sở vật chất, mua sắm thêm thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ”

Chương trình cho vay nhà ở xã hội  được triển khai thực hiện có hiệu quả và đã có 42 lượt khách hàng vay với số tiền hơn 12 tỷ đồng. Hộ anh Trần Đình Cát ở TDP8, phường Nam Hồng được vay 300 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc về một mái ấm gia đình khi hoàn cảnh gia đình đang gặp nhiều khó khăn.

Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội Hồng Lĩnh tận tâm phục vụ khách hàng

Anh Trần Văn Cát - TDP8, phường Nam Hồng, xúc động nói:Gia đình tôi 2 vợ chồng là giáo viên, thu nhập thấp, không có nhà ở. Sau khi được Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét, sự quan tâm của tổ chức hội Phụ nữ, Chính quyền địa phương phường, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hồng Lĩnh cho vay với số tiền 300 triệu đồng, vợ chồng tôi xây được căn nhà, an tâm tư tưởng công tác”

Ngân hàng chính sách xã hội là một kênh vốn rất quan trọng và mang đậm tính nhân văn, hầu hết các hộ nghèo và hộ gia đình chính sách nếu có nhu cầu vay vốn đảm bảo đúng đối tượng đều được Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi, xem xét cho vay. Hoạt động cho vay chủ yếu được ủy thác qua các cấp hội đoàn thể ở 6 phường, xã cùng với mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đã giúp cho đồng vốn ưu đãi đến với người dân.Tổ giao dịch lưu động tại xã đã đi vào nề nếp, thể hiện tính chuyên nghiệp, hiện đại, tạo dấu ấn riêng được cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức hội nhận ủy thác quan tâm, được Tổ TK&VV, nhân dân đồng tình ủng hộ. Điểm giao dịch lưu động đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh nhất với hoạt động tín dụng chính sách, các dịch vụ hiện đại, góp phần tiết giảm thời gian, chi phí đi lại của khách hàng.

Ông Bùi Chiến Thắng - Bí thư Đảng ủy phường Đậu Liêu, cho biết: “Thực Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cấp ủy, chính quyền phường Đậu Liêu đã chỉ đạo chính quyền địa phương tuyên truyền chính sách tín dụng đối với tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến với người dân và thực hiện cho vay đúng đối tượng. Triển khai xây dựng kế hoạch tín dụng đúng quy định, sát thực tế, phân bổ nguồn vốn kịp thời. Chất lượng điều tra, rà soát đối tượng được vay vốn. Các Tổ chức chính trị - xã hội  nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội”

Ông Nguyễn Công Lộc - Chủ tịch UBND phường Trung Lương cho biết: “Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm đến hoạt động tín dụng chính, xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch hoạt động thường xuyên, tín dụng chính sách là công cụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”

Đến nay, trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có 65 tổ tiết kiệm và vay vốn tín dụng chính sách; đây là “cánh tay nối dài”, cầu nối quan trọng giữa NHCSXH với người vay vốn, góp phần giúp các nguồn vốn vay đến đúng đối tượng kịp thời, thuận lợi, công khai và dân chủ. Qua tổng kết, đánh giá nhiều năm  cho thấy, phương thức cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là một cách làm sáng tạo, phù hợp với tính chất của tín dụng chính sách, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thông qua phương thức cho vay uỷ thác đã thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy thế mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc bình xét, quản lý, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ, trả lãi của người vay,…

Kim chỉ nam hoạt động của Ngân hàng CSXH Hồng Lĩnh là “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”

Từ việc nhận ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, tăng số lượng hội viên, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng hoạt động phong trào, góp phần củng cố hệ thống chính trị tại cơ sỡ, giúp họ biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Đến 30/6/2022, tổng dư nợ Ngân hàng CSXH ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 128.129 triệu đồng, chiếm 99,6% tổng dư nợ.

Thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Điều đó, được thể hiện bằng hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư cụ thể: nguồn vốn ưu đãi giúp 11.201 hộ nghèo, 1.223 hộ cận nghèo, 469 hộ mới thoát nghèo mua sắm được công cụ, phương tiện sản xuất cải thiện, ổn định đời sống, 5.222 lao động được tạo công ăn việc làm; giải quyết cho gần 6.000 lượt HSSV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; tạo điều kiện cho gần 2.000 hộ được tiếp cận với nguồn vốn địa phương phát triển chăn nuôi, đầu tư sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Thị xã xuống 3,34% cuối năm 2021 theo tiêu chí mới.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, bà Trần Thị Bích Hà - Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hồng Lĩnh cho biết: Bám sát Chiến lược phát triển của phát triển giai đoạn 2021-2030 của NHCSXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và của Chi nhánh NHCSXH tỉnh để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn quận đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân, phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của trên địa bàn thị xã trong từng giai đoạn.

Theo đó, Ngân hàng chính sách xã hội tập trung nguồn lực và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thị xã theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, của tỉnh trong từng giai đoạn; phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt chính sách tín dụng của Đảng, Chính phủ, phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ ngày càng có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn”.

Có thể khẳng định rằng: Vốn tín dụng chính sách không những là bà đỡ cho hộ nghèo mà còn góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, gắn kết người nghèo, gắn kết cộng đồng, thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm. Bên cạnh đó, vốn tín dụng chính sách còn góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống, điển hình như làng rèn đúc ở phường Trung Lương, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới tại xã Thuận Lộc, làm cho nông thôn khởi sắc, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá của địa phương.

Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

Thông qua thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội Hồng Lĩnh đã gắn kết cấp ủy chính quyền, các hội đoàn thể với nhân dân, thu hút các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hoạt động đoàn thể. Các hộ nghèo, hộ chính sách được nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong sản xuất để tạo thu nhập, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ thị xã Hồng Lĩnh
    Các ca khúc hay về Hồng Lĩnh
     Liên kết website
    Thống kê: 3.221.836
    Online: 8